4 lầm tưởng về robot
Chúng ta thường nghe về giá cả và mối quan tâm khác trong lập luận chống lại các giải pháp robot. Tuy nhiên, lập luận đó dựa trên thông tin và đánh giá chưa đầy đủ của tỷ lệ hoàn vốn đầu tư. Sau đây là cách đánh giá một cách chính xác những gì bạn có thể đạt được từ tự động hóa robot.
LẦM TƯỞNG SỐ 1: Robot quá đắt
Robot có chi phí ít hơn so với vài năm trước đây, và hơn bao giờ hết nó hoàn toàn nằm trong khả năng tài chính của các công ty sản xuất. Robot cho phép sản xuất vận hành 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần mà hầu như không có thời gian chết, và mở cửa cho sự gia tăng sản lượng và lợi nhuận. Tự động hóa còn có thể mang lợi nhuận cho các quy trình liên quan đến nhiều đơn vị phân loại hàng tồn kho (SKU) vì một robot có thể xử lý nhiều hoạt động cùng một lúc.
LẦM TƯỞNG SỐ 2: Robot không đáng tin cậy
Robot đã giành được uy tín về độ tin cậy trong nhiều ngành công nghiệp, từ hàng tiêu dùng cho thực phẩm, hóa chất, thức ăn và nhiều ngành khác. Tùy thuộc vào loại robot, độ tin cậy của nó có thể được xác định dựa trên số giờ sản xuất trước khi một lỗi lý thuyết có thể xảy ra. Sự tin cậy này cải thiện độ chính xác trong việc lập kế hoạch sản xuất và chương trình bảo dưỡng phòng ngừa thường xuyên. Độ tin cậy trong xử lý được tăng cường bởi vì robot được thiết kế để đạt được các tiêu chuẩn cao nhất về sản xuất và vệ sinh ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt.
LẦM TƯỞNG SỐ 3: Robot vận hành phức tạp
Robot hoạt động đáng tin cậy một phần bởi vì các giao diện dễ vận hành của chúng không đòi hỏi người vận hành có tay nghề cao. Cách vận hành dễ dàng này được tăng cường bằng cách kết hợp một giao diện người-máy (HMI) và một bộ điều khiển logic lập trình (PLC), tạo điều kiện cho việc tự động hóa làm tăng khả năng tăng hiệu suất vốn có của robot.
LẦM TƯỞNG SỐ 4: Robot không đem lại lợi ích cho công nhân nhà máy
Thiết bị robot được cải tiến liên tục để mang lại những phương thức mới trong tự động hóa dây chuyền sản xuất và làm giảm chấn thương ở nơi làm việc. Ngoài việc bảo vệ sức khỏe của người lao động thông qua cải thiện an toàn, nâng cao trình độ khoa học về thiết kế máy móc công cụ, việc tự động hóa còn giúp giảm chấn thương do hoạt động lặp đi lặp lại vì robot giúp nhân viên giảm các công việc lặp đi lặp lại đó. Do đó, robot giúp nhân viên luân chuyển công việc có giá trị gia tăng, làm giảm rủi ro cho người sử dụng lao động liên quan đến chi phí sức khỏe cho nhân viên và giúp các nhà sản xuất không còn phải tìm mọi cách để thay thế cho nhân viên đã nghỉ hưu. Còn đối với công việc? Trong khi một số công việc đang dần được thay thế, hàng triệu công việc đang được robot tạo ra, trong các lĩnh vực như kỹ thuật, tích hợp và lập trình.
Cần thông tin mang sức thuyết phục hơn? Dưới đây là những lợi ích gián tiếp của robot:
- Cải thiện độ linh hoạt trong sản xuất, vì tái lập trình robot cho các dự án khác nhau hoặc sử dụng chương trình khác nhau cho quá trình sản xuất khác nhau nhanh hơn và ít tốn kém hơn so với việc đào tạo lại nhân viên.
- Nguy cơ công việc tồn đọng giảm vì một robot có thể xử lý nhiều hoạt động cùng một lúc.
- Nhu cầu không gian nhà máy giảm vì robot có khả năng hoạt động ở nhiều cấu hình hơn và trong không gian bị hạn chế hơn so với con người
- Cải thiện việc lập kế hoạch nhờ vào độ tin cậy và khả năng dự đoán trước
Nghiên cứu ngành robot
Mặc dù quyết định tích hợp robot vào một quá trình sản xuất yêu cầu cần phải xem xét chi phí thiết bị và lợi ích trực tiếp của việc tự động hóa thì việc xem xét đến lợi ích gián tiếp của robot, nhằm xác định một tỷ lệ hoàn vốn đầu tư chính xác cũng quan trọng không kém. Tăng năng suất, nâng cao chất lượng và bảo vệ sức khỏe của nhân viên là những yếu tố mà tự động hóa mang lại nhằm tăng tỷ lệ hoàn vốn đầu tư cao hơn.
Tự động hoá một cơ sở sản xuất có thể tạo ra nguồn tiết kiệm đáng kể ở mức độ ngắn hạn và cả dài hạn. Đánh giá tỷ lệ hoàn vốn đầu tư phải xem xét không chỉ chi phí ngắn hạn của việc đưa tự động hóa vào sản xuất mà còn phải có kế hoạch chiến lược lâu dài, trong đó tự động đưa đến lợi thế cạnh tranh cho công ty.